Cách chăm gà chọi sau khi đá để gà phục hồi nhanh chóng

Rate this post

Cách chăm gà chọi sau khi đá như thế nào là chuẩn nhất? Gà chọi sau khi “chinh chiến” về thường xuất hiện những vết thương hoặc vết bầm trên cơ thể. Nếu người nuôi không biết xử lý đúng cách sẽ khiến cho gà bị nhiễm trùng hoặc chết. Trong bài viết sau, BJ88 sẽ chia sẻ đến anh em một số phương pháp chăm sóc gà chọi sau khi đá để chúng khỏe mạnh nhanh chóng. 

Tại sao nên học cách chăm gà chọi sau khi đá?

Gà sau khi đá về rất dễ rơi vào trạng thái bị yếu đi do những chấn thương. Khi đó, gà dễ bị nhiễm lạnh, dễ mắc phải các chứng khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn,…. Do đó, kê sư cần phải học cách chăm gà chọi sau khi đá để thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất. Điều này sẽ giúp gà có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng và tránh được những mầm bệnh nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể. 

Người chơi cần biết cách chăm gà để chúng hồi phục nhanh chóng
Người chơi cần biết cách chăm gà để chúng hồi phục nhanh chóng

Bật mí một vài cách chăm gà chọi sau khi đá hiệu quả

Tất cả các bước trong cách chữa trị cho gà chọi sau khi đá đóng vai trò quan trọng. Nó hỗ trợ gà chọi phục hồi nhanh chóng và tránh được những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra. Dưới đây là một số cách chăm gà chọi sau khi đá mà anh em nên quan tâm:

Cách chăm gà chọi sau khi đá – Xử lý vết thương

Gà sau khi “chinh chiến” về sẽ có nhiều bụi bẩn và xuất hiện những vết thương như: bầm tím, sưng đầu, chảy máu,… Nhiều người chơi sợ gà đau nên không đụng vào những chỗ đấy khiến cho vết thương càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên anh em cần phải thực hiện các thao tác sau để vệ sinh sạch sẽ cho gà:

  • Người nuôi nên dùng nước ấm để lau sạch vết máu, đất cát hoặc bụi bẩn trên cổ, đầu và cơ thể gà. 
  • Tiếp theo, anh em sẽ dùng một chiếc lông gà sạch nhúng vào nước lạnh và vuốt ngược lên. Đồng thời, kê sư nên dùng tay để mở miệng và cho lông đi sâu vào cổ họng để lấy hết chất bẩn, đờm ra ngoài. Bạn sẽ thực hiện hành động này một vài lần cho đến khi cổ gà hết sạch các chất bẩn, đờm thì lấy khăn sạch để lau. 
  • Sau đó, người nuôi sẽ lấy cơm nóng mồi cho gà và dùng rượu để om bóp. Kê sư nên chú đến những vết bầm trên cơ thể gà chọi. Đặc biệt, trong quá trình om bóp rượu, anh em không nên bôi trực tiếp lên vết thương hở vì nó sẽ khiến cho gà bị xót và đau hơn. 
Xử lý vết thương cho gà là thao tác vô cùng quan trọng
Xử lý vết thương cho gà là thao tác vô cùng quan trọng

Kiểm tra sức khỏe lần 2 và chuẩn bị nơi nghỉ ngơi cho gà

Sau khi đá về cơ thể gà còn rất yếu, do đó gà cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Kê sư cần tìm một địa điểm khác để nhốt gà. Để tránh gà bị nhiễm lạnh và nhiễm trùng vết thương thì người nuôi phải vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo chuồng trại kín gió, ấm áp. Nếu vào mùa đông thì nên làm ấm không gian bằng quạt sưởi hoặc bóng sưởi. Nếu vào mùa hè thì kê sư cần đặt thêm một máng nước để gà được cung cấp đủ nước. 

Bên cạnh đó, cách chăm gà chọi sau khi đá về là bạn cần phải kiểm tra sức khỏe lần 2 cho gà vào ngày kế tiếp. Người nuôi cần xem kỹ tình trạng vết thương và sức khỏe gà có ổn không. Điều này sẽ giúp anh em phát hiện kịp thời và nhanh chóng những biến chứng khác xuất hiện trên cơ thể gà. Ngoài ra, kê sư cần xoa bóp rượu và dùng nước ấm để lau các vết thương cho gà. 

Một lưu ý về cách chăm gà chọi sau khi đá về là gà rất dễ mắc các bệnh liên quan đến cảm cúm. Gà sẽ khó tiêu, đi ngoài phân trắng hoặc xanh. Do đó, để tránh gây hại đến sức khỏe và thể trạng của gà, anh em cần phải theo dõi biểu hiện của chúng thường xuyên. 

Anh em cần thường xuyên quan sát và theo dõi sức khỏe của gà 
Anh em cần thường xuyên quan sát và theo dõi sức khỏe của gà

Cách chăm gà chọi sau khi đá – Chế độ ăn uống

Khi gà mới đá về thường rơi vào tình trạng chán ăn, do đó người nuôi không nên cho chúng ăn lúa hoặc thóc ngay. Thay vào đó thì kê sư nên cho gà ăn cơm nóng, cám hoặc B1. Nếu gà quá yếu thì anh em có thể đút cho gà ăn để chúng bổ sung thêm năng lượng. Trong trường hợp gà có nhiều vết thương và không thể ăn được thì người nuôi nên nấu cháo và bơm cháo trực tiếp vào mỏ gà. 

Sau khi thực hiện đầy đủ quá trình chăm sóc, chữa trị cho gà thì kê sư nên quan sát và theo dõi tình hình khoảng 3 ngày để xem chúng có biểu hiện lại hay không. Nếu thấy ổn thì có thể om nước và bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hơn để gà dần khỏe hơn. 

Không nên cho gà ăn thóc hay lúa sau khi đá 
Không nên cho gà ăn thóc hay lúa sau khi đá

Kết luận

BJ88 đã chia sẻ đến anh em cách chăm gà chọi sau khi đá chi tiết và đầy đủ trong bài viết trên. Qua những thông tin đó, kê sư chắc hẳn đã biết cách chăm sóc và điều trị cho gà một cách tốt nhất, giúp chúng hồi phục nhanh chóng.